Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Cuộc sống khốn khổ vì nước biển vây hãm
Những lồng chim cút được kê cao trên giá, phía dưới người nuôi phải dầm mình trong nước sâu hơn một mét để cho chúng ăn. Phân và trứng cút thải ra nước bốc mùi hôi thối. Nhiều gia đình ở Phú Yên khốn khổ vì cảnh ngập.

 


Gần tháng qua, gần nghìn hộ dân thôn Phước Lâm, Uất Lâm và Mỹ Hòa, xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa và một phần phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), phải sống chung với ngập úng vì tình trạng nước biển dâng cao.


 


Chưa bao giờ, người dân các làng cát ven biển này sống trong cảnh bốn bề là nước như hiện nay.


Từ đầu tháng 11 đến nay, vùng này đã phải chịu 2 đợt nước biển dâng gây ngập úng. Cuộc sống 144 hộ dân ở xã Hòa Hiệp Bắc đảo lộn. Ông Trần Minh Tiền, Phó Chủ tịch UBND xã nói: "Ngập úng dài ngày là điều chưa từng có trong lịch sử Hòa Hiệp Bắc".


 











Làng Phước Lâm, xã Hòa Hiệp Bắc, bị nước biển dâng bao vây tứ bề. Ảnh: Khoa Thy

 


Ngoài nghề biển, dân Hòa Hiệp Bắc chủ yếu chăn nuôi chim cút. Tình trạng ngập úng đã làm cho khoảng 15.000 con chim và hàng trăm gà vịt bị chết. Thế nhưng tình trạng này vẫn đang có khả năng nặng nề thêm; dịch bệnh có nguy cơ bùng phát tràn lan".


 


Để đến được nhà bà Lê Thị Thương ở thôn Phước Lâm, VnExpress.net phải dùng đến thúng chai và nhờ bà con đẩy giúp vì nước ngập đường đi đến trên một mét.


 


Trong nhà bà Thương, 4.000 con chim cút giờ chỉ còn phân nửa. Những lồng chim cút được kê cao trên giá, phía dưới người nhà phải dầm mình trong nước để cho chúng ăn. Do nước ngập lâu ngày nên gần 2.000 con cút đã chết vì lạnh.


 


Phân và trứng cút không vận chuyển để bán được đã bốc mùi hôi thối. 3 con lợn cũng được nhốt chung trong nhà. Bà Thương cho biết: “Từ năm 2003 đến nay hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, tôi phải vay ngân hàng 10 triệu đồng, mượn thêm người thân để đầu tư nuôi 4.000 chim cút. Giờ tình cảnh này không biết lấy tiền đâu mà trả nợ”.


 











Bà Thương lội nước cho chim cút ăn. Ảnh: Khoa Thy

 


Cùng cảnh ngộ, nhà bà Lê Thị Bé cùng ở thôn Phước Lâm bốc mùi hôi từ phân gia súc, gia cầm, giun đất nổi lềnh bềnh lẫn trong nước ngập hàng mét. Mọi sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ đều trên mặt nước cả. Có khi nước lên cao quá không nấu được cơm thì cả nhà lại ăn mì tôm.


 


Nhà bà Bé nuôi 7 con lợn. Đợt mưa vừa rồi bà bán bớt 2 con, 5 con còn lại được kê cao trên những tấm ván và gạch chỏng chơ. Đã nhiều ngày, bà Bé gọi người mua đàn lợn nhưng chẳng thấy ai tới vì cảnh nước ngập. Hai ngày qua, trời đã ngớt mưa nhưng nước vẫn không chịu rút. Bà Bé than thở, kiểu này không chóng thì chày cũng bị đau ốm vì hôi thối và nguồn nước ô nhiễm. Riêng đôi bàn chân đã bợt bạc cả vì phải ngâm trong nước lâu ngày.


 


Không riêng gì Hòa Hiệp Bắc, tình trạng ngập úng tương tự cũng xảy ra ở các thôn Phú Hiệp 1, Phú Hiệp 2 của xã Hòa Hiệp Trung; Thọ Lâm, Đa Ngư của xã Hòa Hiệp Nam và khu phố 3 phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa. Cuộc sống của gần 500 hộ dân rơi vào cảnh khó khăn.


 


Khu phố 3, phường Phú Thạnh có khoảng 90 hộ dân cũng chịu cảnh ngập úng do nước dâng cao; trong đó 17 hộ bị ngập sâu từ nửa mét đến nửa nhà. Đây là lần ngập thứ 2 và kéo dài đến nay gần một tháng.


 











Nhà bà Bé nuôi lợn, phân thải ra theo nước ngập tràn vào nhà. Ảnh: Khoa Thy

 


Nhà cửa, đường sá bị ngập sâu, nhưng bên ngoài, dọc các lối đi những hàng dây điện chằng chịt cách mặt nước chỉ vài tấc. Những trụ gỗ bị ngập nước xiêu vẹo có thể ngã bất cứ lúc nào.


 


Người dân thì hằng ngày dầm mình trong nước. Điện thì vẫn được duy trì để người dân sinh hoạt. Chính vì thế, nguy cơ tai nạn về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào.


 


Ông Đặng Bình, nhà bị ngập sâu hơn một mét cho biết đã đưa mấy đứa con di tản sang nhà người quen 2 tuần nay, còn vợ chồng dầm mình cầm cự. “Nhưng dây điện chằng chịt thế này mà tôi lội ra vô đưa bọn nhỏ trong xóm đi học cả ngày, sợ quá nhưng không biết làm sao”, ông Bình nói.


 


Cách khu dân cư ngập nước phường Phú Thạnh không xa là bãi rác khổng lồ của chợ Đông Tác. Bao bì ni lông, các bộ phận xác súc vật, rau thối... tất cả đều trôi theo dòng nước ngập chảy vào nhà dân. Đây cũng chính là điều kiện cho dịch bệnh phát sinh.


 


Ông Nguyễn Văn Thới hơn 25 năm sống ở đây nói: “Bây giờ tất cả mọi thứ dơ bẩn nhất đều lẫn trong nước, gà vịt chết la liệt nhưng bà con phải sống chung với nước bẩn và rác thế này, chỉ lo ngã bệnh mà chết”.


 











Nước ngập triền miên khiến nhiều gia đình thiếu nước sạch. Ảnh: Khoa Thy

 


Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Bắc Trần Minh Tiền cho hay, từ đầu tháng 11 đến nay, mưa lớn kéo dài, kết hợp thủy triều làm mạch nước ngầm dâng cao. Những vùng trũng thấp ở làng cát trở thành túi nước khổng lồ, thấm ngược mạch ngầm. Cứ thế nước dâng lên làm ngập nhà cửa, đường sá, hoa màu của nhân dân.


 


Nhiều giếng trước đây sâu đến 10-11m, nhưng giờ thì nước ngập miệng giếng. Tuy nhiên do là nước dâng, nước đọng nên chính quyền địa phương cũng lúng túng, không biết ứng phó và xử lý như thế nào.


 


Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn xã Hòa Hiệp Bắc, nếu trời không có mưa, nắng ráo thì ít nhất phải sau một tháng nữa nước mới rút ra khỏi nhà dân. Khi đó hàng loạt vấn đề phát sinh, nhất là về môi trường, dịch bệnh.


 


Chính quyền xã Hòa Hiệp Bắc đã vận động nhân dân tự lực khắc phục khó khăn trước mắt, nước rút đến đâu tiến hành xử lý môi trường đến đó. Các loại thuốc điều trị những bệnh thường gặp vì sống trong nước lâu ngày cũng sẵn sàng để cung cấp cho người dân.


 


Thanh Thanh - Thy Khanh - Vnexpress

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    'Tôi chưa bao giờ hứa chấm dứt việc bệnh nhân chung giường' (22-11-2010)
    Ô nhiễm uy hiếp du lịch biển (21-11-2010)
    Mưa lớn, lũ miền Trung đe dọa lên trở lại (19-11-2010)
    Vinashin xin khất nợ các chủ nợ 1 năm  (19-11-2010)
    Thuốc bị cấm ở châu Âu vẫn được bán tại Việt Nam (19-11-2010)
    Cầu Sài Gòn tiếp tục 'kêu cứu' (18-11-2010)
    Ngôi Chùa Hoa Sen tại Ấn Độ (17-11-2010)
    Lễ hội Gióng trở thành di sản thế giới: Vinh dự thuộc về nhân dân (17-11-2010)
    Bếp ăn cứu đói giữa vùng rốn lũ  (17-11-2010)
    Viên kim cương đắt nhất mọi thời đại (16-11-2010)
    Kết thúc thanh tra toàn diện Vinashin (10-11-2010)
    CUỘC ĐỜI PHI THƯỜNG CỦA KALU RINPOCHE (1905-1989) (09-11-2010)
    Lũ các sông Nam Trung bộ lên nhanh (09-11-2010)
    Sóng Biển Đông giữa lòng Hà Nội (09-11-2010)
    Tôm xốt đậu (06-11-2010)
    Choáng ngợp trước cung điện của Nữ hoàng Anh (04-11-2010)
    Chạy lũ như “chạy giặc” (04-11-2010)
    Đừng để Việt Nam thành miếng bánh của nhà thầu "ngoại" (03-11-2010)
    Bôxít: Dừng lại, bàn thêm để không trái lòng dân (02-11-2010)
    Bài toán môi trường dự án bô-xít: Còn nhiều ẩn số (01-11-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152862119.